5 nhóm giải pháp kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu

Ngày 12/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đề án nêu rõ 5 nhóm giải pháp triển khai Mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Đề án đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý trên cơ sở xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện phương án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.

Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin

Nâng cấp, bổ sung một số chức năng của hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu như tự động xác định đối tượng hàng hóa thuộc hoặc không thuộc diện miễn kiểm tra; được áp dụng hoặc không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường trên cơ sở các nguyên tắc kiểm tra được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu, với những thông tin cơ bản bao gồm: hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; tờ khai hải quan; kết quả đánh giá sự phù hợp; kết quả kiểm tra của các cơ quan kiểm tra; danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; thông tin liên quan đến vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hậu kiểm.

Đồng thời, công khai, minh bạch các thông tin về chất lượng hàng hóa với những thông tin cơ bản gồm: danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm; kết quả kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm; hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra; danh sách hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường, từ đó xác định hàng hóa không đủ điều kiện để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường mà phải áp dụng phương thức kiểm tra chặt.

Cùng với đó là việc tích hợp Hệ thống thông quan tự động hải quan với Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, trong đó kế thừa phần thiết kế các chức năng xử lý dữ liệu thuộc hệ thống xử lý chuyên ngành và chuyển luồng dữ liệu từ Cổng thông tin một cửa quốc gia trực tiếp tới hệ thống thông quan hải quan, các hệ thống chuyên ngành tiếp tục chia sẻ thông tin hiện có và chia sẻ thêm thông tin thông quan từ phía cơ quan hải quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành.

Nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro để bổ sung các tính năng mới (Kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan; phân luồng kiểm tra chuyên ngành kết hợp với phân luồng kiểm tra hải quan; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong kiểm tra chuyên ngành kết hợp với kiểm tra hải quan…).

Nguồn lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm

Việc nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan hải quan. Theo đó, cơ cấu, tổ chức lại nhân lực của cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu; phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đào tạo, hướng dẫn cho công chức hải quan để đảm bảo chuyên môn thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.

Đề án cũng đưa ra giải pháp yêu cầu chuẩn hóa quy trình, thủ tục, trang bị bổ sung máy móc, thiết bị của cơ quan hải quan để đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực;

Dẫn theo nguồn:http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-moi/5-nhom-giai-phap-kiem-tra-chat-luong-an-toan-thuc-pham-doi-voi-hang-hoa-nhap-khau-331651.html

Trả lời